Bài tham luận về việc bồi dưỡng HS yếu, kém

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục nói chung và giáo dục của địa phương nói riêng, góp phần thúc đẩy cho quá trình đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì vấn đề  “nâng cao chất lượng giáo dục” là vấn đề đang được các nhà quản lý giáo dục và đội ngủ giáo viên quan tâm.
Vài năm trở lại đây tình hình đạo đức của học sinh có chiều hướng đi xuống dẫn đến việc học của học sinh cũng đạt kết quả chưa cao. Thực trạng hiện nay môn Vật lí vẫn còn nhiều suy nghĩ đó là môn phụ, điều kiện phòng thực hành chưa đảm bảo mà môn Vật lí là môn nặng về thí nghiệm thực hành(nội dung kiến thức được hình thành thông qua các thí nghiệm thực hành). Cùng với  đổi mới phương pháp nên việc dạy và học của học sinh chưa thật sự đi vào chiều sâu. Bên cạnh, đặc thù của môn Vật lí là thực nghiệm nhưng bản thân giáo viên vẫn còn ngại ngùng lúng túng trong việc sử dụng thiết bị dạy học nên chất lượng giảng dạy thật sự chưa cao. Trong khi đó học sinh còn bở ngỡ với các thiết bị dạy học và học sinh chưa có được sự hứng thú trong bộ môn vật lí. Cũng vì những lí do đó mà khả năng học yếu môn vật lí là điều có thể xảy ra. Đối với bản thân để hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém xuống mức thấp nhất tôi có một vài giải pháp trong bài tham luận này như sau:
- Để có những giờ dạy mang lại hiệu quả thì môn Vật lí cần phải đầu tư thêm cơ sở vật chất và đặc biệt là phòng học bộ môn cho môn vật lí( vì đa số các trường đều chưa có phòng học bộ môn riêng) và đây cũng là một trong những khó khăn cho bộ môn Vật lí cũng như giáo viên giảng dạy.
- Đổi mới phương pháp dạy học là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Ở đây giáo viên là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức giúp cho người học tự tìm kiếm khám phá những tri thức mới. Để đổi mới phương pháp dạy học theo bản thân cần thực hiện một số giải pháp sau:
-  Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa trên tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN của chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí các hoạt động của giáo viên và học sinh. Thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lí, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải “nhất là đối với bài dài, bài khó, nhiều kiến thức mới”. bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất.
- Giáo viên sử dụng hợp lí sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng học sinh ghi chép quá nhiều, dạy học thuần túy theo lối đọc chép( giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự ghi bài); chú trọng phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức quá trình dạy học.
- Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân thiện, khuyến khích, động viên học sinh học tập; chú trọng tổ chức hợp lí cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm; rèn luyện kĩ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa.
- Sử dụng hợp lí công nghệ thông tin trong các bài giảng; khai thác tối đa một cách có hiệu quả các thiết bị dạy học, những phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn( nếu có); tiến hành đầy đủ các bài thực hành thí nghiệm; đảm bảo cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh theo chuẫn kiến thức kĩ năng; liên hệ thực tế trong bài giảng phù hợp với nội dung từng bài học.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, HĐGDNGLL theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
- Thực hiện đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và dự giờ thăm lớp của giáo viên; tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn cấp trường và cấp huyện( số lượng phù hợp); tổ chức hội thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh theo quy định.
- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu khoa học sư phạm, xây dựng đội ngủ giáo viên cốt cán trong mỗi bộ môn.
Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học thì đổi mới kiểm tra đánh giá cũng góp phần quan trọng vào việc “nâng cao chất lượng giáo dục”.
- Kiểm tra đánh giá không có nghĩa dạy xong bài cho học sinh làm bài kiểm tra lại để đánh giá em này đã hiểu bài hay chưa? Theo bản thân tôi để đổi mới kiểm tra đánh giá, giáo viên phải hướng dẫn thêm cho học sinh tự biết kiểm tra đánh giá năng lực học tập của mình. Song song đó giáo viên cần phải có kế hoạch có thể đánh giá cho điểm đối với việc tự học ở nhà của học sinh thông qua giao công việc, bài tập về nhà có như thế học sinh mới biết được nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc tự học( giúp học sinh rèn luyện thêm ở nhà).
- Đề kiểm tra cũng là khâu quan trọng: đề kiểm tra phải phân hóa được trình độ học sinh và phải dựa vào chuẩn kiến thức là chủ yếu( đề kiểm tra phải đảm bảo học sinh trung bình có thể làm được 50%).
Ngoài những biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém chúng ta còn cần phải:
+ Mỗi giáo viên cần phải có nghệ thuật riêng của mình để tạo sự hấp dẫn và lôi cuốn học sinh. Thứ nhất, mở đầu bài giảng một cách hấp dẫn nhằm gây hứng thú học tập, thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, đưa ra mục tiêu bài học cho học sinh. Giáo viên có thể tiến hành hoạt động này bằng cách như kể một câu chuyện, đưa một số thông tin hấp dẫn, một số tranh ảnh, dụng cụ trực quan, đặt một số câu hỏi có tình huống cần giải quyết dựa trên vốn kinh nghiệm của học sinh…có liên quan đến một phần nội dung nào đó của bài học mới nhằm thu hút sự quan tâm của học  sinh đối với bài học. Thứ hai, các câu hỏi tìm hiểu bài chính là những nhiệm vụ học tập được nêu ra trong giờ học vừa giúp học sinh nắm vững kiến thức kĩ năng vừa góp phần phát huy trí lực cho học sinh. Tuy nhiên trong khi tiến hành giờ dạy, căn cứ trên trình độ cụ thể của học sinh giáo viên cần phải cân đối để lựa chọn khi nào, lúc nào thì dùng câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa, khi nào lúc nào phải thiết kế những câu hỏi cho phù hợp, hiệu quả.
+ Giá trị lớn nhất của phương tiện dạy học nằm ở sự tác động của chúng tới các giác quan, đặc biệt là thính giác và thị giác. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết mức độ ảnh hưởng của các giác quan tới quá trình tiếp thu  tri thức như: 20% qua những gì nghe được, 30% qua những gì nhìn được, 50% qua những gì nghe và nhìn, 80% qua nói, 90% qua nói và làm. Điều này khẳng định cần thiết có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn trong các giờ học, tránh dạy chay.
+ Trong giờ dạy giáo viên cần quan tâm đến những học sinh yếu kém nhằm giúp những học sinh này hiểu rõ hơn nhưng gì đã được nghe nhìn. Cần lập danh sách và có kế hoạch cụ thể để phụ đạo những học sinh yếu kém. Hướng dẫn học sinh tham khảo những tài liệu, sách tham khảo cần thiết cho môn học.
+ Về phía học sinh phải thật sự quan tâm đến việc học của mình: phải đọc và nghiên cứu kĩ nội dung bài học trước khi đến lớp, hoàn thành tốt công việc và nội dung bài tập được giao và phải có kế hoạch tự học ở nhà. Khi học thì phải tập trung thu thập thông tin và qua kết quả thí nghiệm để tổng hợp sau đó giải quyết vấn đề của bài học.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân về việc dạy học môn vật lí, chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Người thực hiện: GV Huỳnh Hữu Thuận (Trường THCS Long Hưng A)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Người theo dõi

Trường THCS Long Hưng A Copyright © 2010 Blogger Template Sponsored by Trip and Travel Guide